LIỆU PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI ĐIỆN TỬ E-WASTE CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LIỆU PHÁP GIẢM THIỂU RÁC THẢI ĐIỆN TỬ E-WASTE CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Info
Mô hình phục hồi linh kiện điện tử có nguồn gốc từ công thức được công nhận sâu sắc về vấn đề ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc tái sử dụng tài nguyên. Chất thải điện tử, bao gồm cả các thiết bị điện tử hết tuổi thọ, chứa nhiều loại kim loại quý và hóa chất độc hại có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người. Với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp điện tử, lượng rác thải điện tử ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. (Nhóm sinh viên kinh tế quốc dân: Nguyễn Hải Nguyên, Đoàn Hồng Minh, Nguyễn Xuân Tấn, Nguyễn Quốc Ân; Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Nam)

Tình trạng rác thải điện tử trên thế giới

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải điện tử (E-waste) toàn cầu đã tăng từ 41,8 triệu tấn năm 2014 lên 53,6 triệu tấn vào năm 2019. Dự kiến, lượng rác thải điện tử toàn cầu sẽ tiếp tục tăng lên tới 74,7 triệu tấn vào năm 2030

Chất thải điện tử chủ yếu bao gồm các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, hư hỏng hoặc bỏ đi. Khi rác thải điện tử không được xử lý đúng cách, những chất độc hại này có thể rò rỉ ra môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

Thực trạng rác thải điện tử ở Việt Nam

Theo số liệu của Hiệp hội Thống kê Chất thải Toàn cầu (GEP), Việt Nam tạo ra khoảng 257.000 tấn rác thải điện tử trong năm 2019. Theo dự báo, lượng rác thải điện tử ở Việt Nam sẽ lên tới 520.000 tấn vào năm 2025.

Nguồn phát sinh rác thải điện tử ở Việt Nam chủ yếu đến từ các hộ gia đình, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Các thiết bị điện tử phế thải thường được bán cho người thu gom phế liệu hoặc vứt vào các bãi chôn lấp.

2.3 Một số mô hình thu gom rác thải điện tử ở Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có một số mô hình thu gom rác thải điện tử bao gồm:

Mô hình thu gom trực tiếp: .

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
  • UBND Phường 17, Quận Phú Nhuận (22 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 17, Quận Phú Nhuận)
  • UBND Phường 9, Quận 3 (82 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3)
  • MM Mega Market An Phú Center (Khu B, Khu đô thị mới An Phú - An Khánh, P. An Phú, TP.Thủ Đức)
  • Tại thành phố Hà Nội:
  • UBND phường Thành Công, quận Ba Đình (9 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình)
  • UBND phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (2 Cô Tân, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm)
  • Chi cục Bảo vệ Môi trường quận Cầu Giấy (17 Trung Yên 3, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy)
1-1700046083.png

Hình ảnh một điểm thu gom tiêu biểu

Các mô hình vẫn luôn được triển khai, tuy nhiên, vẫn còn tồn động một số nhược điểm như:

  • Tỷ lệ thu gom còn thấp
  • Các điểm thu gom chưa đồng bộ
  • Chất lượng rác thải điện tử không được kiểm tra Kiểm soát

Trong khi rác thải điện tử được ví như “Vàng Thô”, tiềm năng rất lớn về giá trị thị trường, việc thu gom rác thải điện tử cần được xử lý một cách tinh gọn và nhanh chóng, hiệu quả hơn. Mô hình thu gom kết hợp với các nhãn hàng, thương hiệu là một trong những giải pháp đáng cân nhắc.

PHƯƠNG PHÁP THU GOM

Quy trình thu mua

B1: Xử lý đầu vào:

  • Thu gom rác thải điện tử từ người dân và các siêu thị điện máy kết hợp: Người dân, hộ gia đình mang rác thải đến các siêu thị điện máy liên kết hoặc mang ra trực tiếp kho hàng xử lý, việc thu mua lại rác thải này sẽ diễn ra hàng tuần
  • Thu gom tập kết tối đa không quá 30 ngày thu gom
  • Khối lượng tối thiểu để xử lý là 0,5 tấn/ngày

B2: Xử lý

  • sau khi thu mua các linh kiện cũ, các linh kiện sẽ được phân loại theo bước đầu tiên:
  • các linh kiện có ký kết hợp đồng với doanh nghiệp
  • các linh kiện không chính thức hoặc không thuộc các linh kiện dược thu hồi bởi doanh nghiệp, đưa vào các bước xử lý riêng của doanh nghiệp

B3: Xử lý đầu ra:

  • Sau khi xử lý và phân loại đơn giản, các sản phẩm sẽ được bán lại cho bên nhãn hàng liên kết hoặc bên thu mua linh kiện, lợi nhuận sẽ được chia chiết khấu cho trung gian và hoàn tiền cho người bán ban đầu qua hình thức tiền mặt hoặc chiết khấu mua sản phẩm mới tại các siêu thị điện máy liên kết.

Quy trình xử lý

  1. Thu hồi và tái chế giống với những các tập đoàn công ty đang thu mua, trở thành một bên trung gian với mô hình giống như phần word trước
  2. Với một quy trình thu mua, cần phải xác định những loại linh kiện sau:
  • Linh kiện điện tử thụ động không cấp nguồn vào mạch điện. Có mối quan hệ tuyến tính với Điện áp, cuộn cảm, dòng, như điện trở, tần số, tụ điện, biến áp…
z4883400044340-53abbbaff5307e7dc7e22f26be2da7e3-1700047435.jpg
  • Linh kiện điện cơ: Tác động điện được liên kết với Cơ học là thạch anh,…
  • Linh kiện tích cực: Là loại linh kiện tương tác với 1 nguồn điện AC / DC tạo ra tín hiệu mới, Trong mạch tương đương thì nó biểu diễn bằng 1 loại máy phát tín hiệu như Diode, Transistor…

Điều kiện thu gom:

+Những linh kiện, thiết bị điện tử gồm: Ti vi, tủ lạnh, máy tính…. và được công nhân tháo giỡ thủ công: ( kìm, tuốc nơ vít, búa, mỏ hàn). Phân tách các thành phần như: Bản mạch, kim loại (sắt, nhôm, đồng,…) nhựa, thủy tinh và số lượng nhỏ những thành phần khác không dùng được.

Lợi ích của các bên liên quan (Stakeholders)

Đối với Các Công ty Sản xuất Thiết bị Điện tử Hợp tác với Dự án:

Khả năng hợp tác trong việc thiết kế sản phẩm để tối ưu hóa khả năng tái sử dụng và tái chế.

Kỹ năng tạo cơ chế để thu hồi hoặc trao đổi sản phẩm cũ khi khách hàng mua sản phẩm mới.

Đối với Cộng đồng:

Khả năng tham gia vào chương trình thu gom và tái chế chất thải điện tử.

Hiểu biết về các quy tắc và phương pháp an toàn liên quan đến việc thu gom và xử lý chất thải điện tử.

Đối với Các Doanh nghiệp Xử lý Chất thải Điện tử:

Khả năng thiết kế và vận hành cơ sở xử lý chất thải điện tử hiệu quả.

Kiến thức kỹ thuật về sắp xếp và tái chế các thành phần điện tử…

Các giải pháp trên là gợi ý cho thị trường thu hồi rác thải điện tử tại Việt Nam, hướng tới sự bền vững, tuần hoàn của đồ vật công nghệ điện tử, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và kéo dài giá trị vòng đời cho từng sản phẩm.

T.M