Chỉ sau khi mất việc ở tuổi 46, tôi mới nhận ra: Trong gia đình, không thể đặt trách nhiệm kiếm tiền lên một người

Admin
Trước đây, nhiều người cho rằng, sự phân công lao động tốt nhất là chồng đi ra ngoài kiếm tiền, vợ lo chăm sóc con cái, nhà cửa.

Gia đình tôi từng có sự phân công lao động kiểu này. Tôi làm việc trong một nhà máy và kiếm được khoảng 50 triệu đồng/tháng, còn vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái và chăm sóc gia đình. Ngoài ra, tôi có thể kiếm tiền từ 1 vài công việc khác nên trung bình thu nhập mỗi tháng của tôi khoảng 70 - 80 triệu đồng. Gia đình tôi từng có 1 khoảng thời gian khá dài ổn định, đầm ấm và hạnh phúc.

Tuy nhiên, sau khi bị mất việc do hoàn cảnh đặc biệt ở tuổi 46, tôi phát hiện ra rằng mô hình phân công lao động này không khả thi trong xã hội ngày nay. Một gia đình thực sự không thể đặt hết gánh nặng kiếm tiền lên một người.

Tôi ra ngoài làm việc từ năm 17 tuổi, sau hơn 6 năm làm việc vất vả, tôi vào làm tại một nhà máy nhỏ chuyên gia công dây chuyền, đồng hồ. Tôi có tay nghề tốt, có thể làm việc trên bất kỳ loại máy nào nên được sếp đánh giá cao và trở thành quản lý. Từ đó trở đi, cuộc sống của tôi cũng trở nên thuận buồm xuôi gió hơn. Khi nhà máy nhỏ này mở rộng, chức vụ của tôi ngày càng cao và lương của tôi cũng tăng rất cao.

Năm 2007, tôi nhận được mức lương 17 triệu đồng/tháng, đều đặn tăng lên theo năm. Khi thấy mình phát triển rất tốt, tôi cảm thấy không hề sợ hãi hay có bất cứ sự lo lắng nào. Tôi cảm thấy chỉ cần ở lại nhà máy này, tôi có thể tự mình nuôi sống một gia đình.

Chỉ sau khi mất việc ở tuổi 46, tôi mới nhận ra: Trong gia đình, không thể đặt trách nhiệm kiếm tiền lên một người- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Vì vậy, sau khi vợ chồng tôi sinh con trai vào năm 2008, tôi đã có một quyết định táo bạo là để vợ nghỉ việc ở nhà nội trợ. Vợ tôi lúc đó không có công việc tốt lắm. Cô ấy là nhân viên thu ngân ở một trung tâm mua sắm, chỉ kiếm được 6 triệu đồng/tháng. Số tiền ấy với gia đình tôi thời điểm đó có hay không không quan trọng. Lương của tôi đủ để gia đình chúng tôi sống tốt. Bằng cách này, vợ tôi nghỉ việc từ tháng thứ 6 của thai kỳ. Vợ tôi còn trẻ tuổi, tuy đôi khi có hơi ham vui nhưng vẫn dạy dỗ tốt con trai và quản lý tốt việc nhà.

Điều này khiến tôi cảm thấy rất hài lòng, lương của tôi tăng lên hàng năm và tôi không bao giờ lo lắng về việc không đủ tiền.

Vào năm 2012, tôi đã vay tiền để mua một căn hộ hai phòng ngủ trị giá hơn 1 tỷ đồng. Để mua căn hộ đó, tôi đã tiêu hết tiền tiết kiệm và trả hơn 10 triệu đồng tiền thế chấp mỗi tháng. Nhưng không sao, khi đó, cuộc sống của gia đình tôi vẫn rất ổn. Nhà tôi có 2 anh em nên trách nhiệm nuôi bố mẹ được chia đều còn nhà vợ thì bố mẹ mất sớm nên tôi chỉ cần kiếm tiền gửi một ít cho bố mẹ, trả nợ và nuôi sống gia đình. Ngoài tất cả số tiền đó, mỗi tháng tôi vẫn tiết kiệm được từ 10 - 20 triệu đồng tùy thuộc vào các đầu việc nhận được thêm hàng tháng (ngoài tiền lương).

Đến khi con trai tôi lên lớp 3, vợ tôi đã bắt đầu nhàn hơn. Thời điểm đó, mọi người xung quanh cũng cho rằng nên để cô ấy đi làm hoặc có thể tìm được một công việc làm thêm tại nhà để có thu nhập chi tiêu cho những khoản mình thích. Vợ tôi cũng nghĩ đến việc tìm một công việc nhẹ nhàng, gần nhà để vẫn có thể chu toàn được việc nhà. Ngoài ra, công việc đó cũng giúp vợ tôi được đóng bảo hiểm. Tôi và mọi người xung quanh, thậm chí cả vợ tôi đều thấy lựa chọn đó hoàn toàn lý tưởng.

Vợ tôi đi làm được hai tháng, nhà cửa ngay lập tức trở nên bừa bộn. Do tính chất công việc nên vợ tôi không thể xin về sớm để đón con hay đi mua đồ sinh hoạt. Những lúc đó, vợ lại hối thúc tôi làm thay. Không giống như trước đó, tôi có thể về nhà ngay khi tan sở. Về tới nhà sẽ có đồ ăn để ăn và không cần phải lo việc gì ở nhà.

Khi đó, tôi cảm thấy việc này không ổn nên lại 1 lần nữa bảo vợ nghỉ việc. Để kiếm thêm tiền, tôi xin vào làm ở một nhà máy chi nhánh ở ngoại ô thành phố. Tuy tôi không quản lý nhiều người nhưng lương của tôi ở đó cao hơn nhà máy cũ gần gấp đôi.

Chỉ là công việc đó nằm ở vùng ngoại ô của thành phố - cách hơi xa nhà chúng tôi, khoảng 20 km, lái xe phải mất 40 phút. Nhưng so với việc vợ tôi đi làm, tôi nghĩ như thế này sẽ tốt hơn, tôi sẽ phụ trách thế giới bên ngoài và cô ấy sẽ là chăm lo cho mái ấm của chúng tôi. Như vậy cuộc sống sẽ không hỗn loạn.

Bằng cách này, tôi không bao giờ yêu cầu vợ đi làm nữa. Gia đình chúng tôi vẫn sống tốt nếu không có cô ấy đi làm. Tôi cứ ngỡ cuộc sống như vậy sẽ luôn tốt đẹp. Không ngờ cách đây 2 năm, ở tuổi 46, tôi gặp phải khủng hoảng.

Tôi đã làm việc với sếp của mình hơn 20 năm, nhưng khoản đầu tư của ông ấy thất bại, hai nhà máy phải đóng cửa và hơn 100 nhân viên mất việc, trong đó có tôi. Vì ông chủ nợ quá nhiều, nhiều tài sản, xe cộ, tiền đặt cọc… bị chuyển trước cho vợ cũ nên hơn 100 công nhân chúng tôi không được bồi thường.

Chỉ sau khi mất việc ở tuổi 46, tôi mới nhận ra: Trong gia đình, không thể đặt trách nhiệm kiếm tiền lên một người- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Khi đó tôi đang thất nghiệp, tôi nghĩ mình đã có 20 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý trong nhà máy và có thể dễ dàng làm việc ở các nhà máy khác. Ai biết rằng xã hội ngày nay ngày càng trẻ hơn, những người trung niên khó có cơ hội việc làm. Trong khi nếu có, tôi có thể sẽ phải làm nhân viên. Tôi cảm thấy lựa chọn đó thật khó chấp nhận.

Sau khi mất việc, tôi mới nhận ra căng thẳng là thế nào. Lúc đó, con trai tôi đang học cấp hai ở một trường tư thục. Học phí hàng năm là 70 triệu đồng, khoản vay thế chấp của gia đình là 10 triệu đồng, chi phí sinh hoạt là 15 triệu đồng và những thứ linh tinh khác ít nhất cũng phải 10 triệu đồng. Mỗi tháng gia đình tôi chi tới hơn 40 triệu đồng.

Trước đây, tôi có thể sống khá dễ dàng vì mức thu nhập ổn định, nhưng bây giờ không còn công việc này nữa, tôi cảm thấy cuộc sống của mình rất căng thẳng. Đưa ra quyết định chuyển trường cho con về trường công, tôi thấy mình thật sự thất bại.

Để nuôi sống gia đình này, tôi đã phải gác lại vinh quang trong quá khứ và đi làm tài xế giao hàng, lương tháng chỉ khoảng 15 triệu đồng. Vợ tôi cũng phải tìm việc làm vì tôi thất nghiệp, nhưng cô ấy đã bỏ lỡ những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời và chỉ có thể làm một số công việc rất bình thường.

Hai năm nay, chúng tôi cùng nhau đi làm kiếm tiền, cuộc sống dần dần khá hơn nhưng khó có thể quay lại những ngày xưa êm đềm một mình nuôi cả gia đình.

Qua đợt thất nghiệp này, tôi phát hiện ra rằng một gia đình không thể đặt hết gánh nặng kiếm tiền lên một người. Bởi vì trong xã hội này có rất nhiều biến động và không ai có thể đảm bảo được tương lai nên chúng ta luôn cần phải chăm chỉ làm việc và kiếm tiền.

Một số người có thể nói rằng những người có việc làm ổn định không có gì phải lo lắng, nhưng nhiều người chưa bao giờ nghĩ rằng ngoài thất nghiệp còn có những khủng hoảng như bệnh tật, tai nạn...

Vì vậy, dù thế nào cũng không đặt hết gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình lên một người. Trách nhiệm của đàn ông có thể lớn hơn nhưng hãy cùng nhau chia sẻ các công việc. Bằng cách này, nếu một bên mất việc thì bên kia cũng vẫn có thể kiếm ra tiền, gia đình cũng nhờ đó mà bớt lao đao hơn.